Hướng dẫn mua đàn organ – Keyboard điện tử cho người mới bắt đầu

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị nhạc cụ điện tử như đàn organ (digital keyboard) cũng không ngừng được cải tiến với nhiều kích thước, cấu hình và tính năng mới, đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu từ học tập, giải trí đến biểu diễn nghiệp dư, chuyên nghiệp hay sử dụng trong các phòng thu âm. Với nhiều dòng sản phẩm đàn organ xuất hiện trên thị trường và nếu bạn là người chưa có hiểu biết về đàn organ, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi mua loại nhạc cụ này. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm mua đàn organ – keyboard mà bạn nên biết.

Hướng dẫn mua đàn organ

Xác định nhu cầu chơi đàn

Như đã để cập đến ở trên, đàn organ có rất nhiều dòng sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu khác nhau. Vì vậy, bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng đàn của mình là gì.

  • Nếu bạn mua cho các bé mới làm quen với đàn, bạn có thể lựa chọn những loại đàn nhỏ, có ít phím với mức giá từ 1-2 triệu đồng.
  • Nếu bạn đơn thuần chỉ học cách chơi hay không có định hướng âm nhạc nghiêm túc nào, bạn có thể lựa chọn những loại đàn rẻ tiền có giá từ 2-5 triệu đồng với các tính năng hỗ trợ học đàn cơ bản
  • Nếu bạn muốn đi theo con đường biểu diễn chuyên nghiệp, hãy tìm mua những dòng đàn organ cao cấp với nhiều tính năng hỗ trợ biểu diễn.

Hiểu biết về các loại đàn organ – keyboard

Hiện nay, ở nước ta có khá nhiều thương hiệu organ nổi tiếng, chủ yếu là các thương hiệu Nhật Bản như Casio, Korg, Yamaha, Roland,… với nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Trong đó, có 4 loại chính bao gồm:

  • Home Keyboard: dùng cho gia đình với những tính năng cơ bản nhất hỗ trợ học tập và giải trí.
  • Arranger: organ có điệu đệm, dành cho các nhạc sĩ
  • Synthesizer: dành cho nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp
  • Workstation (commo organ): gồm synthesizer và sequencer dành cho nhạc công sáng tác và chơi nhạc.

hướng dẫn mua organ

Chất lượng âm thanh

Âm thanh luôn là luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi mua các loại nhạc cụ. Một cây đàn organ càng chất lượng thì kho âm thanh sẽ càng đa dạng, với âm thanh của nhiều loại nhạc cụ đến từ nhiều quốc giá khác nhau trên thế giới. Đồng thời, 2 chỉ số âm thanh của đàn organ rất được quan tâm là Polyphony and Multitimbrality. Trong đó, Polyphony là số lượng nốt nhạc mà bạn có thể chơi cùng 1 lúc, còn Multitimbrality là chỉ số đo số lượng nhạc cụ mà đàn organ có thể phát ra cùng 1 lúc.

Khi chọn đàn organ, 2 chỉ số này càng cao sẽ càng tốt. Đặc biệt, nếu bạn có dự định sản xuất nhạc với cây đàn organ, bạn sẽ cần quan tâm nhiều tới chỉ số Multitimbrality bởi bản ghi của bạn có thể cần âm thanh của nhiều loại nhạc cụ khác nhau.

Quan tâm tới số lượng phím đàn

Một chiếc đàn organ có thể có ít nhất 25 phím và nhiều nhất là 88 phím. Trong đó, phần lớn những cây đàn Workstation Keyboard có ít nhất 61 phím. Những chiếc đàn Synthesizer Keyboard có thể có 49, 61 hoặc 76 phím, thậm chí có loại chỉ có 25 phím.

Nhìn chung, số phím đàn càng lớn thì khả năng chơi nhạc sẽ càng tốt. Một chiếc đàn Keyboard 25 phím sẽ chỉ có 2 quãng 8, 49 phím sẽ có 4 quãng 8, 61 phím có 5 quãng 8, 76 phím có 6 quãng 8 và 88 phím có 7 quãng 8 (mỗi quãng 8 bao gồm 7 phím trắng và 5 phím đen tức là 12 nửa cung). Và thông thường, 1 chiếc đàn organ càng lớn với nhiều phím thì sẽ càng có nhiều tính năng.

kinh nghiệm mua organ

Tuy nhiên, một chiếc đàn organ lớn, nhiều phím thì thường sẽ có khối lượng khá nặng, cồng kềnh nên tính di động sẽ giảm rất nhiều. Và đôi khi, một chiếc đàn organ-keyboard với 7 quãng 8 sẽ không phù hợp với các không gian hẹp và gây khó khăn trong các chuyến đi biểu diễn.

Chọn loại đàn có bàn phím dễ chơi

Ngoài số lượng phím đàn, bạn cũng nên quan tâm tới cảm giác phím khi chơi. Không nên lựa chọn những loại đàn keyboard có phím khi bấm gây đau tay hay ảnh hưởng tới cổ tay sau khi chơi. Trong đó, độ nhạy cảm ứng là yếu tố bạn cần quan tâm nhất.

Độ nhạy cảm ứng có nghĩa là cường độ âm thanh phụ thuộc vào mức độ bạn nhấn phím. Nếu bàn phím có đội nhạy cảm ứng tốt thì khi bạn nhấn nhẹ, âm thanh sẽ êm dịu, khi bạn nhấn mạnh, âm thanh sẽ lớn. Thông thường, độ nhạy cảm ứng sẽ tỷ lệ thuận với giá tiền của đàn. Và bạn nên mua loại đàn organ có 3 mức độ nhạy cảm ứng trở nên.

Ngoài ra, nếu điều kiện, bạn có thể lựa chọn những loại đàn keyboard có bàn phím mô phỏng phím đối trọng của đàn piano bởi chúng mang lại phản hồi tốt hơn, cảm giác chơi sẽ dễ dàng hơn nếu  bạn chơi lâu dài hoặc chuyển qua chơi piano. Tuy vậy, loại đàn organ có phím đối trọng không nhiều và giá thành thường khá cao.

Bên cạnh đó, nếu bạn lựa chọn đàn cho các bé, bạn có thể lựa chọn các loại đàn có phím nhỏ, còn thông thường, bạn nên lựa chọn loại đàn có kích thước phím tiêu chuẩn, giống với đàn piano.

Các tính năng khác

Tùy theo từng đối tượng chơi đàn mà bạn có thể lựa chọn những dòng đàn với các tính năng khác nhau. Nếu bạn mua đàn organ cho người mới học chơi, bạn nên tập chung vào các tính năng hỗ trợ học đàn như:

  • Tích hợp sẵn hướng dẫn tự học qua các bước
  • Nên hỗ trợ chạy bằng cả pin và điện
  • Có tích hợp máy đếm nhịp
  • Có bàn đạp
  • Tự tắt khi không sử dụng
  • Nên có tính năng ghi âm

Còn nếu bạn mua đàn organ với mục đích biểu diễn chuyên nghiệp hay sử dụng để sản xuất nhạc, bạn cần quan tâm đến các tính năng như:

  • Âm thanh chuẩn, hệ tiếng đa dạng của nhiều loại nhạc cụ như piano, trống, violin, Organ Flutes,…
  • Âm thanh và giai điệu chân thực đến từ các quốc gia trên thế giới
  • USB Audio Playback với tính năng hỗ trợ như Time Stretch, Pitch Shift và Vocal Cancel
  • Bộ nhớ mở rộng
  • Real Distortion và Real Reverb, với hiệu ứng giao diện trực quan
  • Kết nối với máy tính dễ dàng

kinh nghiệm mua đàn organ

Các thương hiệu

Hiện nay, ở Việt Nam có bán rất nhiều dòng đàn Organ của nhiều thương hiệu khác nhau, trong đó phổ biến nhất là 3 thương hiệu Casio, Yahama, Roland. Mỗi thương hiệu này đều có những ưu nhược điểm riêng.

Thương hiệu Casio: Các sản phẩm organ của Casio thường được thiết kế cho mục đích học tập và biểu diễn bán chuyên. Vì vậy các tính năng trên những cây đàn này thường khá thân thiện và dễ sử dụng với người mới bắt đầu. Mức giá của đàn organ Casio cũng khá rẻ nếu so với những cây đàn có cùng tính năng của các thương hiệu khác. Vì những lý do này, đàn organ của Casio được nhiều trường nhạc, lớp dạy đàn lựa chọn.

Thương hiệu Yahama: đây là thương hiệu organ phổ biến nhất ở nước ta hiện nay với đa dạng nhiều model dành cho các phân khúc khác nhau. Các sản phẩm của Yamaha được đánh giá rất dễ sử dụng, có nhiều hỗ trợ người chơi khi cần thiết. Tuy vậy, nếu so với sản phẩm của các thương hiệu khác có cùng chức năng thì đàn organ Yahama lại khá cồng kềnh và khối lượng lớn hơn.

Thương hiệu Roland: là thương hiệu luôn được đánh giá rất cao về chất lượng âm thanh chân thực, đa dạng. Bên cạnh đó, các tính năng dành cho biểu diễn chuyên nghiệp cũng là thế mạnh của thương hiệu này. Thiết kế gọn nhẹ, giúp người chơi có thể dễ dàng mang theo tới bất cứ nơi đâu. Tuy vậy, các sản phẩm của thương hiệu Roland thường tập trung vào phân khúc cao, có rất ít sản phẩm dành cho người mới học.

Có nên mua đàn organ cũ hay không?

Để sở hữu một cây đàn organ cũ, người mua sẽ chỉ phải bỏ ra số tiền ít hơn khá nhiều so với việc mua sản phẩm mới. Vì vậy, đàn organ cũ vẫn luôn thu hút được sự quan tâm rất lớn từ những người mới chơi hiện nay. Tuy vậy, những cây đàn cũ luôn tiềm ẩn rất nhiều vấn đề về chất lượng, các vấn đề hỏng hóc có thể phát sinh. Chưa kể đến việc sửa chữa những cây đàn cũ cũng gặp nhiều khó khăn khi không có linh kiện thay thế phù hợp. Và nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn sẽ rất khó kiểm soát được các vấn đề này.

Nếu bạn thực sự muốn sở hữu 1 cây đàn cũ, hãy kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng âm thanh, các chi tiết trên đàn cùng chế độ bảo hành mà cửa hàng đưa ra. Còn nếu bạn muốn đầu tư nghiêm túc, chúng tôi khuyên bạn nên hạn chế tìm đến những sản phẩm đã qua sử dụng.

Mua đàn organ chính hãng ở đâu?

Để trải nghiệm và sở hữu những cây đàn organ được nhập khẩu chính hãng từ Nhật Bản, bạn có thể tìm đến các showroom của Việt Thương Music. Với nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực nhạc cụ, âm nhạc, Việt Thương Music luôn là điểm đến tin cậy dành cho các tín đồ âm nhạc trên toàn quốc.

Call Now Button