Khi bạn đã chơi trống trong khoảng 6 tháng đến một năm, bạn sẽ hiểu biết nhiều hơn về nó cũng như đánh giá được âm thanh của trống Jazz. Và khi đó bạn sẽ tự hỏi: liệu tiếng trống như vậy đã thực sự tốt hay chưa? Nếu có thêm vài thành phần xịn hơn thì tốt biết mấy? Và khi đó, chắc chắn bạn sẽ không ngừng tìm cách nâng cấp bộ trống của mình để hoàn thiện hơn. Vậy bạn cần quan tâm đến những điều gì khi nâng cấp bộ trống Jazz?
Khi nâng cấp bộ trống, bạn sẽ cần quan tâm đến từng bộ phận riêng biệt của trống bao gồm:
- Các trống lẻ
- Mặt trống
- Trống Snare
- Chũm chọe
- Hardware
Các trống
Đây chắc chắn là phần cần được nâng cấp nhất trong bộ trống nhưng nhiều tay trống xếp các trống lẻ(shell pack) cuối cùng trong các bước nâng cấp của họ. Đơn giản vì họ cảm thấy nó là quyết định lớn nhất (và thường là đắt nhất). Đó là điều dễ hiểu, và sẽ rất ổn nếu bạn làm như thế.
Tuy nhiên, tôi muốn lập luận rằng việc tiết kiệm tiền và nâng cấp DRUMS trước sẽ tốt hơn, bởi vì những chiếc trống tốt sẽ có tác động lớn đến âm thanh của cả bộ trống nhiều hơn bất kỳ thành phần nào khác.
Và để giúp bạn hiểu chính xác những yếu tố tạo nên sự phân biệt giữa các trống lẻ, chúng ta hay xem xét 4 yếu tố sau:
- Gỗ làm vỏ trống
- Cấu trúc vỏ
- Lớp finish
- Vành trống
Đầu tiên….
Gỗ làm vỏ trống
Gỗ để làm vỏ trống lý tưởng được xác định bởi 3 yếu tố:
- Âm điệu – nó phải tạo ra một âm thanh hay (rõ ràng là vậy).
- Sự dồi dào – nó không thể là quá hiếm hoặc quá đắt.
- Dễ gia công – có thể dễ dàng chế tạo thành vỏ và đủ ổn định để giữ hình dạng của nó theo thời gian.
Và 3 loại gỗ phù hợp nhất cho công việc này là:
- Maple (Gỗ thích) – là loại gỗ phổ biến nhất, rất linh hoạt, mang đến âm điệu cân bằng.
- Birch (Gỗ phong vàng) – loại gỗ này lý tưởng cho việc ghi âm, do mức cao và mức thấp nổi bật. Nó cũng rất dễ kiếm và có thể sử dụng cho cả bộ trống jazz rẻ tiền lẫn đắt tiền.
- Mahogany (Gỗ gụ) – loại phổ biến thứ ba, khan hiếm hơn gỗ phong vàng và gỗ thích, và được biết đến với âm điệu cổ điển ấm áp.
Với những chiếc trống rẻ hơn, 3 sản phẩm thay thế hàng đầu cho các loại gỗ cao cấp này là:
- Falkata
- Poplar (gỗ dương)
- Basswood (gỗ bồ đề)
Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp một số loại vỏ trống được làm từ những loại gỗ cao cấp hơn như: Beech (Gỗ dẻ gai), Cherry (Gỗ anh đào), Walnut (Gỗ óc chó), Oak (Gỗ sồi), Bubinga (Gỗ Bubinga), Ash (Gỗ tần bỉ)
Bên cạnh những loại trống có vỏ làm bằng gỗ, bạn cũng có thể tìm thấy những loại bỏ làm bằng chất liệu tổng hợp (thường là ở trống Bass và trống Toms) chẳng hạn như acrylic, sợi thủy tinh, sợ carbon, hay vỏ kim loại (thường là trống Snare) làm bằng thép, nhôm, đồng hoặc đồng đỏ. Những chất liệu này thường có độ bền tốt hơn so với gỗ, ít bị ảnh hưởng với các yếu tố thời tiết, tuy nhiên chất lượng âm thanh mang lại chưa thực sự tốt như gỗ.
Cấu trúc vỏ
Ngoài chất liệu gỗ làm vỏ trống thì cấu trúc của vỏ cũng là yếu tố mà bạn cần quan tâm. Trong đó, 3 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất tới chất lượng trống bao gồm:
- Kỹ thuật tạo hình
- Độ dày
- Điểm ráp vỏ trống và mặt trống (bearing edge)
Trước hết, hình dạng cơ bản của vỏ được tạo ra bằng 1 trong 5 phương pháp:
Plywood (Ván ép) – được làm bằng cách dán một bó các tấm gỗ mỏng dễ uốn lại với nhau trong một khuôn tròn. Đây là phương pháp phổ biến nhất cho đến nay. Những loại trống được làm bằng phương pháp này thường có giá khá rẻ, tuy vậy chất lượng không thực sự tốt, âm điệu cũng bị ảnh hưởng nhiều do sử dụng một lượng keo khá lớn.
Stave (Miếng ván cong) – được sản xuất bằng cách dán một bó các dải gỗ thẳng đứng lại với nhau thành hình vỏ sò, giống như cách bạn làm với một cái thùng. Ưu điểm của kiểu tạo hình này là giữ hình dạng tốt do không có độ căng trên gỗ, tuy vậy nó lại tốn kém hơn so với gỗ dán và không hiệu quả với những loại vỏ mỏng hơn.
Segmented (Phương pháp phân đoạn) – được làm bằng cách dán các dải gỗ nhỏ lại với nhau với mô hình giống như gạch lát sàn. Về cơ bản, cách tạo hình này giống như miếng ván cong nhưng khó làm hơn so với miếng ván cong vì nó cần nhiều mảnh hơn, vì vậy loại này cũng ít phổ biến hơn.
Steam-bent (Uốn dẻo bằng hơi nước) – được làm bằng cách làm mềm một miếng gỗ bằng hơi nước, sau đó cuộn lại thành vỏ. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng rất ít keo, và theo hầu hết các tay trống, nó mang đến âm thanh tốt hơn so với 3 phương pháp trên. Tuy vậy, loại vỏ làm bằng khó duy trì độ tròn, khó làm vỏ quá mỏng hoặc quá dày, đòi hỏi công nghệ cao nên khá hiếm.
Solid (Làm bằng gỗ thịt) – được làm bằng cách đục một mảnh gỗ trực tiếp từ thân cây. Ưu điểm của loại vỏ trống này là tạo ra âm thanh tốt nhất trong tất cả các loại, vì không có khớp nối và không cần dùng keo. Vì gỗ ở trạng thái tự nhiên, nên chịu độ căng nào về hình dạng. Tuy nhiên, để làm được vỏ trống bằng gỗ nguyên ngối sẽ rất tốn gỗ, và không có nhiều loại gỗ phù hợp, vì vậy loại vỏ này khá đắt tiền và ít phổ biến.
Hiện nay, bên cạnh việc định hình vỏ, còn có vấn đề chọn độ dày. Mặc dù quá trình tạo ra độ dày cụ thể khá phức tạp, tuy nhiên kết quả của quá trình này chỉ đơn giản như sau:
- Vỏ dày hơn – có âm điệu sáng hơn với nốt cơ bản cao hơn
- Vỏ mỏng hơn – có âm điệu ấm hơn với nốt cơ bản thấp hơn
Bạn chỉ cần nắm những điều cơ bản như vậy là được.
Và đây là phần cuối cùng của quy trình sản xuất vỏ trống, chúng ta cần tạo dáng cho bearing edge. Đó đơn giản chỉ là vành của vỏ trống nơi gỗ tạo ra sự tiếp xúc với mặt trống.
4 cách cắt bearing edge phổ biến nhất là:
- 45 ° – với độ nghiêng 45 ° ở cạnh trong và kiểu cắt 1-ply nhỏ theo hướng ngược lại ở cạnh ngoài cùng. Kiểu cắt này mang đến một sự kết hợp tốt giữa những âm thanh va chạm cũng như độ ngân, do thực tế là lớp vỏ tạo ra sự tiếp xúc tối thiểu với đầu.
- 45° đối xứng – với các kiểu cắt 45° đối xứng ở mỗi bên của vỏ, dẫn đến một điểm tiếp xúc với phần đầu gần trung tâm của trống. Kết quả là nó thậm chí còn mang lại độ ngân lâu hơn và phạm vi điều chỉnh lớn hơn.
- Kiểu cắt Roundover – với cùng một kiểu cắt 45 ° ở nửa bên trong, và một vết cắt tròn ở nửa bên ngoài, tạo thêm nhiều diện tích tiếp xúc giữa vỏ và đầu. Mang đến một âm thanh cổ điển / vui nhộn, với sự phát âm rõ ràng hơn, độ ngân kém hơn và âm điệu ấm hơn.
- Kiểu cắt Baseball Bat – với một cạnh tròn ở cả hai bên để tạo ra một giai điệu cổ điển cực kỳ ấm áp, với độ ngân và âm bội tối thiểu.
3. Lớp finish (lớp phủ ngoài cùng)
Để những chiếc trống được hoàn thiện, các nhà sản xuất thường bổ sung thêm 1 lớp phủ bên ngoài vỏ. Có 3 loại lớp phủ chính:
- Nhuộm – có thể đơn giản như xoa một ít dầu Tung lên gỗ.
- Sơn mài – là một quá trình phức tạp hơn chút, và có thể bao gồm phân lớp và đánh bóng.
- Bọc – được thực hiện bằng cách bọc lớp vỏ trong một tấm vinyl mỏng.
So với hai phương pháp còn lại, bọc mang đến 3 lợi thế:
- Rẻ hơn và dễ sản xuất hơn
- Cho phép tạo ra sự đa dạng nhất của các mẫu thiết kế
- Có độ bền và khả năng chống trầy xước cao nhất
Tuy nhiên, lớp finish có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến âm thanh. Đặc biệt là những chiếc trống rẻ tiền nhưng lại được bọc bằng một lớp bọc dày.
Ngày nay, công nghệ hiện đại cho phép tạo ra các lớp bọc siêu mỏng, chất lượng cao, không làm ảnh hưởng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh. Vì vậy, nếu bạn mua những chiếc trống cao cấp, bạn không cần lo lắng về vấn đề này.
4. Vành
Với các loại trống hiện đại ngày nay, 3 loại thiết kế vành phổ biến là:
- Gỗ
- Đúc khuôn
- Flange
So với vành Flange, vành gỗ và kim loại đúc khuôn chắc hơn, nặng hơn, và duy trì độ bám tốt hơn ở mép ngoài của mặt trống. Điều này mang đến âm thanh tập trung hơn, với độ ngân ít hơn, tạo ra âm thanh tốt hơn với kĩ thuật rimshots hoặc rimclicks và điều chỉnh ổn định hơn. Trong khi đó, các vành flange nhẹ hơn nhiều, và tạo ra sự tiếp xúc tối thiểu với cạnh ngoài của mặt trống, mang đến nhiều âm bội hơn và độ ngân cao hơn.
Hai biến thể phổ biến của vành Flange là:
- Vành Flange đơn hoặc đôi – có cạnh trên sắc nét, có thể gây khó khăn cho dùi trống của bạn
- Vanh Flange loại triple – có thêm một đường uốn cong lên phía cạnh trên (đôi khi hướng vào trong, đôi khi hướng ra ngoài) để tạo ra một bề mặt tròn, dễ dàng hơn cho việc điều khiển dùi trống của bạn.
Gần đây, một thiết kế lai mới có tên là S-hoop(vành S) vừa được phát minh. Đó thực chất là vành Flage loại triple kết hợp với độ dày và sức bền của khuôn đúc, và một Flange trên cùng mở rộng mang lại bề mặt tốt hơn cho dùi trống của bạn.
Mặt trống
Mặt trống thường có giá khá rẻ nhưng là bộ phận ảnh hưởng khá nhiều đến giai điệu tổng thể của trống. Mặc dù vậy, vì lý do nào đó, các hãng sản xuất trống hiện nay lại không thực sự chú trọng vào điều này. Đôi khi bạn mua được những chiếc trống không có mặt, hoặc mặt trống có chất lượng không thực sự tốt. Vì vậy, phần lớn những người chơi trống đều cần thay mặt trống sau khi mua hoặc nâng cấp không lâu sau đó.
Để biết thêm chi tiết các lựa chọn mặt trống, bạn có thể tham khảo bài viết:
Trống Snare
Không giống như trống bass và trống toms thường đòi hỏi mức độ đồng đều về âm sắc để phát ra âm thanh chuẩn, trống snare thường có âm thanh của riêng mình, hoàn toàn độc lập với phần còn lại của bộ trống. Đó là lý do tại sao những tay trống chuyên nghiệp có thể sử dụng nhiều loại snare cho một bộ trống (đặc biệt là sử dụng trong phòng thu âm).
Vậy nên, việc nâng cấp trống Snare hoặc bổ sung thêm những bộ trống Snare mới là điều cần thiết. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo:
Cymbals (Chũm chọe)
Cymbal đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh tổng thể một bộ trống. Và cũng giống như trống lẻ, Cymbals cũng có thể có sẵn trong các bộ trống Jazz cho người mới bắt đầu và chất lượng của nó không tốt bằng loại chũm chọe bạn mua riêng lẻ. Vì vậy, nếu bạn chơi lâu dài, thì Cymbal của trống bộ là một thành phần cần được thay thế và nâng cấp.
Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo bài viết:
Trên đây là chia sẻ về cách nâng cấp các trống và Cymbals. Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ về cách nâng cấp các hardware(phần cứng) của trống. Bạn có thể tham khảo thêm tại: