Để học tốt bộ môn đàn Piano trước tiên các bạn phải tìm hiểu thật kỹ về nó trước khi bắt đầu. Về hai loại đàn đàn Piano cơ và Piano điện có sự khác biệt rất lớn về cấu tạo. Cấu tạo đàn piano cơ thì thường gồm bao gồm những bộ phận chính như bộ máy cơ, bảng cộng hưởng, bàn phím, pedal và các thiết kế phụ trợ. Còn cấu tạo đàn piano điện sẽ có các bộ phận như công nghệ âm thanh, loa trang bị, các hiệu ứng tích hợp, thiết kế bàn phím. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng dạng một nhé.
Cấu tạo của đàn Piano cơ
Tìm hiểu về đàn Piano cơ chúng ta sẽ thấy ngay những điều cơ bản. Piano cơ gồm 3 bộ phận chính cấu thành để phát ra âm thanh là Bộ cộng hưởng, bộ máy cơ và bàn phím.
Bảng cộng hưởng: Đây được coi như là trái tim của cây Piano, những bảng cộng hưởng này được các nhà sản xuất chú ý và trau chuốt nhất, đặc biệt là trong các cây đàn Piano cao cấp. Nó là nơi chuyển tải phát ra âm thanh của mỗi lần chạm phím.
Bộ máy cơ: Trong bộ máy cơ chứa tất cả các chi tiết hoạt động để có thể phát ra âm thanh của cây đàn, bộ máy cơ cũng liên tục được các nhà sản xuất nghiên cứu, khắc phục, thay đổi để chất lượng âm đàn Piano ngày càng hay.
Bàn phím: Cấu tạo bàn phím Piano đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ chặt chẽ, bởi đây là khởi nguồn của sự phát ra âm thanh của cây Piano cơ. Bàn phím bền, nhẹ, truyền tải năng lượng tốt là yêu cầu cao nhất của các nhà sản xuất, nên thông thường phím những cây đàn Piano cao cấp đều được làm bằng gỗ quý hiếm để đạt được những yêu cầu trên.
Cấu tạo của đàn Piano điện
Điều dễ nhận thấy ở ngay cái tên của loại đàn này đó là nó là con lai giữa hai thái cực truyền thống và hiện đại, chính điều này đã làm nên sự thú vị của Piano điện. Cấu tạo đàn Piano điện bao gồm nguồn âm thanh được trang bị, các hiệu ứng kỹ thuật số tích hợp và thiết kế bàn phím.
Nguồn âm thanh: Giống như bảng cộng hưởng của Piano, đây cũng là trái tim, là nguồn sống của Piano điện. Chắc hẳn khi tìm hiểu cấu tạo đàn piano điện bạn đã biết, loại đàn này vừa có thể phát ra những âm thanh của Piano chính thống, vừa có thể chuyển tải những hiệu ứng âm thanh kỹ thuật số hiện đại. Để làm nên được 2 điểm này một cách hoàn hảo các nhà thiết kế Piano điện đã chế tạo ra một số các loại nguồn âm thanh nổi tiếng như Morphing Air, SuperNATURAL, Ax Air…
Hiệu ứng kỹ thuật số: Thông thường những hiệu ứng nhạc hiện đại như Dance, rock, thay tiếng, chuyển tiếng … được tích hợp trên đàn mang đến sự phổ biến trong âm nhạc của Piano điện.
Bàn phím: Cấu tạo phím đàn piano cũng được đa dạng hóa, đây cũng chính là nơi bắt nguồn âm thanh của Piano điện. Nó được thiết kế khá tỉ mỉ với những nét mới như trang bị đèn led phát sáng, mang lại rất nhiều thú vị cho người chơi. Hơn nữa số phím của phím đàn Piano điện rất phong phú,, từ 61 phím cho tới 88 phím cho những cây Piano điện thông thường. Rất nhiều người hỏi đàn piano có bao nhiêu phím, đàn piano cơ có số phím là 88 còn đàn piano điện số phím dao động từ 61 đến 88 tùy từng thiết kế.
Những thông tin cơ bản về 2 loại đàn piano có lẽ đã cho bạn hình dung sơ lược về hai dòng đàn này, trước khi lựa chọn gắn bó với loại nào thì bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo đàn piano loại đó để có phương hướng chính xác hơn cho mục đích học đàn của mình cũng như có những biện pháp bảo quản và bảo dưỡng hợp lý nhất.