10 bản nhạc phổ biến nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới

Âm nhạc có vai trò to lớn đối với con người, điều này không thể chối cãi. Trăm vạn năm đã qua nhưng không ai lý giải được âm nhạc bắt nguồn từ đâu, xuất hiện từ bao giờ và tại sao lại có âm nhạc. Chỉ có thể giải thích bằng cách khiên cưỡng rằng có con người thì có âm nhạc, âm nhạc là một hình thức liên hệ của con người. 

Và khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc lên tiếng, bằng một sức mạnh kỳ diệu nào đó âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người trở về với nhân cách vốn có của mình. 

Những bản nhạc nổi tiếng và phổ biến nhất thế giới dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ điều đó.

1.”Symphony 5″ – Beethoven

“Symphony 5” (Bản giao hưởng số 5) là bản giao hưởng nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới. Tác giả của bản giao hưởng này chính là thiên tài âm nhạc người Đức: Ludwig van Beethoven (1770-1827). Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. 

Bản giao hưởng số 5 hay còn gọi là bản giao hưởng “định mệnh” được ông sáng tác vào năm 1808 khi ông đang ở độ tuổi 37 đầy sung sức về tài năng nhưng đáng tiếc con người tài hoa ấy lại bạc mệnh, lúc đó ông đang bị điếc. 

Tuy vậy, bản giao hưởng số 5 không phải vì thế mà thê lương, trái lại nó mang âm hưởng chủ đạo là ngợi ca tình yêu cuộc sống, cuộc chiến của con người chống lại định mệnh đang gõ cửa. Bản giao hưởng gồm 4 chương (chương 1: Allegro, chương 2: Andante, chương 3: Scherzo và chương 4: Allegro) trong đó chương 1 được xem là hay nhất và quen thuộc nhất. Toàn bộ bản giao hưởng đưa chúng ta qua 4 giai đoạn: sợ hãi, tuyệt vọng, thắng lợi và ca ngợi tình yêu cuộc sống. 

  1. O Fortuna – Carl Orff

O Fortuna (nữ thần may mắn) là một bài thơ Latin thời Trung cổ từ thế kỉ 13 rất hay nằm trong tập thơ của Carmina Buran. Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức là Carl Orff (1895 – 1982) đã chọn bài thơ này trong số 24 bài thơ để phổ nhạc trong những năm 1935 – 1936. 

Phần nhạc của bài thơ O Fortuna đã trở nên hết sức nổi tiếng nhờ kỹ thuật hòa âm phối khí đầy kịch tính Carl Orff. Khi hoàn thành, tác phẩm đã được rất nhiều dàn hợp xướng biểu diễn. O Fortuna đứng đầu trong danh sách các bản nhạc cổ điển được chơi nhiều nhất trong thế kỷ qua. 

Nó cũng được sử dụng làm nhạc phim cho rất nhiều các bộ phim nổi tiếng như: Lord of The Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn); Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao); 300;… và rất nhiều chương trình truyền hình trên thế giới.

  1. Halleluiah Chorus – George Frideric Handel

Trường ca Hallelujah Chorus là tác phẩm của nhà soạn nhạc người Anh gốc Đức: George Frideric Handel (1685 – 1759). Hallelujah là thán từ dùng để ca ngợi thiên chúa, bày tỏ niềm hân hoan, vui mừng và cảm ơn vì được Chúa ban cho nhiều phước lành.

Hallelujah Chorus là bản oratorio tiếng Anh do George Frideric Handel sáng tác năm 1741 và ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Dublin vào ngày 13 tháng 4 năm 1742 và tại Luân Đôn vào năm 1943. Lời bài hát dựa trên những đoạn Kinh thánh mà Handel cố gắng để miêu tả cuộc sống, cái chết, và sự sống lại của Chúa Giê-su. 

Chính vì vậy, càng về sau, tác phẩm càng được sự quan tâm rộng rãi của công chúng, cuối cùng trở thành một trong những tác phẩm hợp xướng nổi tiếng nhất và được biểu diễn nhiều nhất trong nền âm nhạc phương Tây. Nếu bạn đi chơi Noel vào mỗi mùa Giáng sinh, bạn sẽ bắt gặp trường ca Hallelujah Chorus quen thuộc vang lên ở bất cứ nhà thờ nào.

  1. “Ride of the Valkyries” – Richard Wagner

“Ride of the Valkyries” là một phần của tác phẩm vĩ đại “The Ring Cycle” do nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức Richard Wagner (1813 – 1883) sáng tác. Trong thần thoại Bắc Âu, Valkyries thường được miêu tả như những chiến binh xinh đẹp, với làn da trắng muốt, mái tóc vàng và cưỡi ngựa thần có cánh. Khi Valkyries hạ trần, áo giáp của họ tỏa ra thứ ánh sáng kì lạ bao trùm cả một khoảng trời. Richard Wagner đã mô tả hình ảnh tuyệt đẹp này qua khúc nhạc “Ride of the Valkyries” (Sự xuất hiện của những nàng Valkyrie xinh đẹp). 

Tác phẩm âm nhạc này thuộc phần thứ 2 trong chùm 4 opera dài dằng dặc mang tên ” Der Ring des Nibelungen” (Chiếc nhẫn của người Nibelung) và nó đã trở thành một trong những giai điệu cổ điển quen thuộc nhất qua màn ảnh.

  1. “Toccata in d minor” – Johann S. Bach

Người đã góp phần làm giàu nền âm nhạc Đức nhờ kỹ năng điêu luyện trong cấu tạo đối âm, hòa âm và tiết tấu cũng như khả năng điều tiết nhịp điệu, hình thái và bố cục âm nhạc nước ngoài chính là nhà soạn nhạc thiên tài Johann Sebastian Bach (1600-1750). 

“Toccata in d minor” chính là một trong những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng nhất mà Johann S. Bach đã từng biên soạn. Bản nhạc này có nhiều tiết tấu mạnh mẽ, chứa đầy chất bi ai và nó nhanh chóng gắn liền với nhiều phân đoạn bi kịch trong các bộ phim.

  1. “Eine Kleine Nachtmusik” – Wolfgang A. Mozart

“Eine Kleine Nachtmusik” là một trong những Serenade (khúc nhạc chiều) nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791). Đây là bản Serenade số 13 cho đàn dây giọng Son trưởng k. 525 vô cùng quen thuộc với cả những người không nghe nhạc cổ điển nói chung vì nó được dùng quá nhiều trong các chương trình truyền hình. Wolfgang A. Mozart đã tạo ra bản nhạc huyền thoại dài 15 phút hoàn thành chỉ trong 1 tuần tại Vienna năm 1787. Nó được xuất bản vào năm 1827.

  1. “Ode to Joy” – Beethoven

Cùng với bản giao hưởng số 5, thì bản nhạc này của Beethoven đứng trong bảng xếp loại những bản nhạc nổi tiếng nhất trong lịch sử nền âm nhạc thế giới. “Ode to Joy” là chương cuối được biết đến nhiều nhất và được công chúng yêu thích nhất trong Bản giao hưởng số 9 của Beethoven sáng tác năm 1824.

Khi ấy, Beethoven đã bị điếc hoàn toàn. Điều đó càng làm cho nhân loại nghiêng mình thán phục trước một thiên tài âm nhạc vĩ đại. “Ode to Joy” được đánh giá là đỉnh cao của văn minh nhân loại và chọn làm thông điệp hòa bình và thân ái mà loài người gửi vào vũ trụ.

  1. “Spring” – Antoni Vivaldi

Antoni Vivaldi ( 1678 – 1741) là nhà soạn nhạc người Ý. Ông được đánh giá là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời kì Phục hưng và được biết đến nhiều nhất với các Concerto viết cho nhiều nhạc cụ. Ông nổi tiếng với bộ Concerto cho vĩ cầm mang tên “Bốn mùa”. 

Antoni Vivaldi đã viết 4 bản nhạc trong năm 1723, mỗi bản nhạc tượng trưng cho một mùa trong một năm. Trong đó bản “Spring” (mùa xuân) có những giai điệu đẹp và tươi sáng nhất. Giai điệu của bản nhạc cũng như khẽ khàng run rẩy tựa mầm non đâm chồi nảy lộc, cựa mình thoát khỏi cái vỏ xù xì thô ráp của mùa đông. Chính vì vậy, nó được đưa vào nhiều tác phẩm và phim ảnh và nó trở nên quen thuộc đến mức chỉ cần được nghe những nốt đầu tiên, người ta đã thấy không khí mùa xuân tràn ngập.

  1. “Canon in D Major” – Johann Pachelbel

“Canon in D Major” (Luân khúc Rê trưởng) là một tác phẩm âm nhạc được viết khoảng năm 1680 bởi Johann Pachelbel (1653 – 1706) – nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức. 

Với cách soạn nhạc đầy kỹ thuật và tinh tế Canon luôn mang đến cho người nghe cảm giác thư thái và nhẹ nhàng như một dòng suối mát chảy róc rách giữa trưa hè nóng nực, hay thanh thản tự do mỗi buổi sớm mai chạy trên thảo nguyên xanh rộng lớn. Đây là bản nhạc cổ điển tuyệt vời dễ nghe, dành cho mọi lứa tuổi với nhiều cách thể hiện khác nhau.

  1. “William Tell Overture” – Gioachino Rossini

“William Tell Overture” (khúc khởi nhạc) mở đầu cho tác phẩm “William Tell”- vở opera cuối cùng dài 12 phút của nhà soạn nhạc người Ý: Gioachino Rossini (1792 – 1868).

Đây là bức tranh tả cảnh vùng núi Alpes tại Thụy Sĩ, được chia thành 4 phân đoạn. Với giai điệu đẹp, hoành tráng và biểu cảm, khúc khởi nhạc này được giới chuyên môn đánh giá cao, nó như một bản giao hưởng 4 chương. 

Chính vì vậy, khúc khởi nhạc “William Tell Overture” được phổ biến vô cùng rộng rãi và có ảnh hưởng lớn trong văn hóa đại chúng. Nó được sử dụng trong bộ phim hoạt hình “Looney Tunes” của hãng Warner Brother, phim hoạt hình Mickey (The Band Concert) của hãng Walt Disney,…

Nhạc cổ điển thường rất khó thưởng thức, nhưng với những bản nhạc cổ điển phổ biến này người nghe mọi lứa tuổi đều yêu thích mang đến sự trường tồn cho chúng.

Call Now Button