Thanh nhạc là bộ môn được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn để học và thỏa mãn sự yêu thích của mình với âm nhạc. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện tham dự một khóa học thanh nhạc đúng chuẩn do điều kiện địa lý hoặc điều kiện kinh tế.
Nhưng nếu bạn đã có chất giọng bẩm sinh và hát được đúng tone giọng, đúng nhịp các ca khúc phổ biến thì có thể tự luyện tập theo những cách sau để nâng cao kỹ năng. Hoặc các bạn mưới bắt đầu với bộ môn thanh nhạc cũng có thể tham khảo để nắm vững kiến thức cơ bản.
Luyện mở khẩu hình
Luyện cách mở khẩu hình là phương pháp không khó. Có bạn do tập hát nhiều lần mà mở khẩu hình đúng chuẩn lúc nào không hay. Tuy nhiên, khi mới tập hát thì bạn cũng nên học cách mở khẩu hình đúng để rút ngắn thời gian tập luyện cũng như mang lại hiệu quả cao hơn và hát hay hơn.
Mở khẩu hình chính là một trong các kỹ năng quan trọng giúp bạn hát tròn vành và rõ chữ. Ngoài ra, khi đã mở khẩu hình tốt thì bạn cũng biết cách lấy hơi và nhả chữ đúng hơn. Để làm được điều này, khi hát bạn phải mở rộng miệng, phát âm từng chữ thật rõ ràng. Tuy nhiên, không phải cứ mở miệng càng to thì càng hát hay. Mà độ mở khẩu hình còn phụ thuộc vào âm điệu, câu hát. Do đó, khi tự luyện thanh nhạc tại nhà thì bạn cũng nên nhớ đừng mở khẩu hình quá rộng. Việc mở khẩu hình quá rộng, quá lâu dễ khiến quai hàm bị cứng và mỏi. Từ đó việc tập luyện bị ảnh hưởng và không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Luyện cách mở thanh quản nâng cao giọng hát
Mở thanh quản tốt không chỉ giúp bạn hát cao mà còn giúp bạn hát bền hơn, dài hơi hơn. Khi thanh quản mở đúng cách thì bạn sẽ chẳng bao giờ gặp vấn đề thiếu hơi khi lên cao. Đặc biệt, khi phải hát những bài hát cho đoạn ngân dài và vang xa thì việc mở thanh quản tốt sẽ giúp bạn dễ rung hơi, ngân hơi hơn giúp cho câu hát trở nên tròn chữ và truyền cảm hơn.
Do đó, để có giọng hát cao, bạn phải thưởng xuyên tập mở thanh quản theo cách sau. Đầu tiên bạn đứng trước một chiếc gương. Khoảng cách từ bạn đến gương khoảng 1 cánh tay. Sau đó bạn mở miệng to ra, ấn lưỡi xuống sao cho khi nhìn vào miệng thấy giống hình chữ U và nhìn thấy lưỡi gà là bạn đã thực hiện đúng cách. Thực hiện cách này nhiều lần sẽ giúp bạn nhanh chóng hát được các câu cao cần hơi dài.
Tập thở để hơi dài hơn
Tập thở là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình tự luyện thanh nhạc. Bởi nếu bạn thở không đúng cách, hơi không dài thì khó lòng hát được trọn vẹn một bài hát. Khi hơi thở tốt thì bạn có thể ngân nga, luyến láy, hát dồn dập sôi nổi,…ở bất kỳ thể loại âm nhạc hoặc bài hát nào.
Để có thể thở tốt trong khi hát thì khi lấy hơi bạn phải lấy hơi từ mũi. Sau đó cho hơi qua vòm họng rồi xuống dưới bụng. Hơi bạn lấy được sẽ ém ở bụng và được nhả ra chậm hay nhanh là tùy vào câu hát.
Muốn tập thở đúng cách để hát hay hơn thì bạn có thể áp dụng bài tập đơn giản sau. Bài tập có tên là tập thối nến. Đây là phương pháp khá đơn giản, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả cao.
Đầu tiên, bạn thắp một ngọn nến nhỏ, ngồi cách ngọn nến một khoảng 50cm. Sau đó bạn lấy một hơi thật sâu và thổi nến đều hơi sao cho ngọn nến rung đều cho đến khi dứt hơn là được. Thường khi thổi được một lúc hơi của bạn bị yếu đi nên cường độ bắt đầu nhỏ lại.
Tuy nhiên, khi tập bạn phải cố gắng luyện sao cho hơi ra lúc đầu và lúc cuối đều y nhau. Có như vậy thì khi hát mới không gặp tình trạng dư hơi, thiếu hơi. Bạn cũng nên nhớ, khi lấy hơi thì lấy hơi vào bụng chứ không phải lấy hơi vào ngực. Vì bụng có khả năng chứa hơi nhiều, ém hơi tốt hơn nên độ nhả hơi sẽ chuẩn hơn.
Luyện âm để hát tròn vành rõ chữ hơn
Luyện âm là phương pháp quan trọng trong quy trình tự học thanh nhạc tại nhà. Để luyện âm chuẩn thì bạn phải luyện bài tập ngụp nước và phát âm 2 âm “a” và “i”. Hai âm này là những âm phổ biến trong các bài hát. Âm “a” là âm dễ phát âm nhất, còn âm “i” là âm khó phát âm nhất.
Để thực hiện bài tập này, đầu tiên, bạn lấy một chậu nước sạch và đặt lên ghế cao sao cho khi gập người xuống thì vừa tầm 1 góc trên dưới 90. Sau đó bạn lấy một hơi thật sâu rồi ngụp mặt vào trong chậu nước. Sau khi ngụp mặt thì bắt đầu phát ra câu nói, câu hát có âm “a” hoặc “i”. Hoặc đơn giản thì chỉ cần phát âm “a” hoặc “i” thôi cũng được. Bài tập này sẽ giúp bạn phát âm chuẩn hơn, hơi dài hơn, tròn và rõ chữ hơn.
Những điều không nên làm khi đang học thanh nhạc tại nhà
Không nên thức khuya vì thức khuya sẽ dễ làm khàn giọng.
– Không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh dễ ảnh hưởng đến dây thanh quản.
– Hạn chế tối đa việc uống rượu bia hoặc các chất kích thích khác. Việc sử dụng các chất có cồn thường làm khô cổ họng, mất giọng nói ảnh hưởng đến việc tập hát.
Trên đây là những kinh nghiệm hiệu quả áp dụng cho những bạn đang tự luyện tập tại nhà, tuy là một giải pháp tiết kiệm và thuận tiện những không nhận được những đánh giá chất lượng và sửa lỗi sai thì giọng hát sẽ cải thiện không đáng kể. Nếu có thể tốt nhất hãy đăng ký một khóa học vocal tại các Trường nhạc uy tín.