Cách rung giọng khi tự tập hát tại nhà và âm sắc trong âm nhạc

Âm sắc trong âm nhạc được hiểu  như là sáng, tối, trong, rõ hoặc chói. Khi chúng ta nghe một dạng âm thanh nào đó, bằng cách xác định âm sắc người nghe sẽ biết đó là nhạc cụ nào. Âm sắc cũng chính là chất giọng trong âm nhạc. 

Bài tập hướng dẫn rung giọng

Để tập rung giọng bạn cần tập liên tục mỗi ngày để tăng thêm sự hiểu biết về độ rung.

Bạn lướt nhanh từ âm Mee đến âm Yah để cảm nhận giọng rung ở phía trước trong miệng. Nếu đang hát, âm của nó sẽ phát ra tiếng “ Meow “ giống tiếng mèo kêu.

Hát âm ng với cuống lưỡi, miệng mở ra. Cảm nhận giọng rung ở âm ng và mở ra ở âm ah. Tưởng tượng rằng giọng mình rung ở cùng một vị trí.

Bạn có thể tham khảo clip dạy cách Ngân và rung giọng của ca sĩ Vũ Cát Tường nhé. Rất chuyên nghiệp và dễ hiểu.

Chất giọng gồm có 2 phần: giọng cơ bản ( thuộc tần số thấp nhất của một giọng) và tần số sao hơn của những âm bồi, hòa âm. Bộ rung ( thanh đới) tạo ra giọng cơ bản. 

Bồi hòa âm được tạo ra khi bộ rung làm cho các phân tử không khí chuyển động trong bộ cộng hưởng. Giọng vang lên vì các âm bồi hòa âm trong bộ cộng hưởng tôt điểm và khuếch đại giọng cơ bản.

Âm sắc cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng giọng ca sĩ, đó là lý do mà có nhiều ca sĩ sở hữu những giọng hát âm sắc đặc biệt, khán giả chỉ cần nghe qua có thể nhận biết ca sĩ nào đang hát. Ngược lại những ca sĩ có giọng hát bình thường, sẽ không có ấn tượng. Điều khác biệt này có được là nhờ âm sắc của giọng hát mang lại. 

Hệ thống cộng hưởng của giọng một người chứa một loại phức tạp các hốc hay khoang không khí trong đầu, trong đó gọi là vùng giọng. Kích thước, hình thể và kẽ hở mỗi hốc ấy cũng như kết cấu của bộ cộng hưởng đều có ảnh hưởng đến chất giọng. 

Hiểu cách thức các bộ cộng hưởng hoạt động sẽ giúp mở rộng giới hạn của âm sắc, giọng hát diễn cảm hơn, sự phát âm dễ dàng hơn. 

Các bộ cộng hưởng

Chất giọng được tạo ra do nhiều yếu tố kết hợp lại, bao gồm các ảnh hưởng gia đình, xã hội, vùng cũng như tùy thuộc vào kích thước và hình dạng của thanh quảng và vùng giọng. Vì cơ thể của mỗi người có cấu tạo đặc điểm sinh lý riêng nên chất giọng của mỗi người cũng khác biệt. Các bộ cộng hưởng tạo ra chất giọng riêng của mỗi người gồm

Yết hầu và miệng

Yết hầu thường được gọi là họng, gồm có vùng nằm phía sau hốc mũi, hốc miệng và thanh quản. Hốc mũi là lối đi từ phía sau hốc mũi đến cổ họng. Hốc miệng là phần sau của cổ họng bạn thấy khi mở miệng trước kiếng. Thanh quản là cửa vào thực quản, dẫn đến dạ dày. Thực quản và miệng đều có thể co giãn là những vùng cộng hưởng lớn nhất. Bạn có thể tác động đến chất giọng bằng cách dùng hàm, má, môi và lưỡi làm thay đổi kích cỡ và hình dạng của miệng. Yết hầu cũng có thể tác động đến chất lượng giọng vì có cơ bắp và co giãn được

Ngực

Ngực không phải là bộ cộng hưởng hiệu quả vì nó chứa nhiều bộ phận, và thành phần gồm thớ sợi của nó hấp thu âm thanh. Những rung động bạn cảm nhận khi hát ở âm vực thấp hoặc hát lớn, thật ra là những rung động kết hợp của thanh quản và thực quản. 

Khám phá ngân và rung giọng

Những bài hát muốn tăng thêm phần nổi bật, đi sâu vào lòng người tạo cảm hứng cho người nghe, có truyền tải được tình cảm, mượt mà hay không thì cần có những âm điệu hài hòa. Bạn có thể nghe những ca sĩ hát những câu cuối hoặc điệp khúc đều có âm điệu ngân vang dài hoặc rung.

Giọng cộng hưởng mang theo năng lượng và âm rung rõ ràng. Trong nhạc pop, bạn có thể nghe được nhiều loại âm sắc như là sáng sủa, ấm áp, có hơi thở hoặc trong sáng. Hát được các loại âm sắc như trong nhạc pop rất là có ích. Học rung tối đa sẽ giúp bạn phát hiện âm sắc. Khi đã hát lên được với âm sắc rõ ràng, bạn vẫn không nhất thiết luôn luôn sử dụng nó. Nhưng nếu phát triển nó trước tiên, sau này đôi lúc cần bạn sẽ sử dụng nó một cách dễ dàng.

Nhớ rằng bạn không thể tự nghe mình hát như người khác nghe bạn. Bạn nghe giọng bạn rung bên trong đầu bạn, trong khi người khác nghe giọng của bạn lan truyền trong không khí. Bạn có thể phát triển giọng rung bằng cách ghi âm để tăng hiểu biết cách nó rung.

 

Call Now Button