Cuốn truyện nổi tiếng thế giới Totto chan bên cửa sổ của tác giả Kuroyanagi Tetsuko có đoạn viết “ Tiết học nhạc ở Tomoe cũng nhiều hơn hẳn, trong số đó có một kiểu mà ngày nào các bạn ở Tomoe cũng học. Đó là thể dục nhịp điệu, thể dục nhịp điệu là một hình thức đặc biệt do một ông tên là Dalcroze nghĩ ra. Khi nghiên cứu của ông được công bố vào khoảng năm 1905 ngay lập tức thu hút được sự chú ý của người Mỹ và Châu Âu, sau đó các trụ sở đào tạo và nghiên cứu các bộ môn này nhanh chóng mọc lên khắp nơi…..Thầy Kobayashi gặp ông Dalcroze ở Paris và biết ông đã trăn trở suốt một thời gian dài về việc làm thế nào cho trẻ em hiểu rằng âm nhạc không chỉ nghe bằng tai mà phải nghe, cảm nhận bằng trái tim. Rằng âm nhạc không phải là một hình thức khô cứng mà ngược lại rất sống động, cũng như đánh thức khả năng cảm thụ của trẻ em. Một lần khi thấy trẻ em tung tăng nhún nhẩy, ông Dalcroze đã nghĩ ra bộ môn tập thể dục theo nhạc là bộ môn tập thể dục nhịp điệu bây giờ”.
Phương pháp âm nhạc Dalcroze là gì?
Trong đoạn văn này bạn đọc đã được cung cấp về thời gian mà phương pháp này xuất hiện và phổ biến cách đây cả hơn 100 năm, cũng như cách tiếp cận âm nhạc mới mẻ thay vì cách cũ đọc từng nốt nhạc, học từng nhịp điệu trong biểu hóa. Nhưng ở Việt Nam phải cho đến tận thế kỷ 21 phương pháp dạy nhạc Dalcroze mới được áp dụng gần như đại trà trong các Trường nhạc lớn để dạy các ý niệm âm nhạc cho trẻ em.
Dalcroze Education là một cách tiếp cận mang tính trải nghiệm, vui tươi để dạy và học nhạc. Đó là một quá trình đánh thức, phát triển và hoàn thiện khả năng âm nhạc bẩm sinh thông qua chuyển động nhịp nhàng (thường được gọi là nhịp điệu) luyện tai và ứng biến.
Cụ thể các bạn có thể tưởng tượng qua đoạn kể sau của Tetsuko về tiết học nhạc của trường Tomoe “ Các bạn nghe nhạc nếu đến nhịp đôi thì các bạn sẽ dang rộng hai tay ra, giống như người nhạc trưởng vừa đi vừa dơ tay lên vừa hạ tay xuống theo nhịp đôi, chân thì không giậm uỳnh uỳnh mà giống như múa bale, nhưng cũng không hẳn là đi bằng đầu ngón chân mà đi theo kiểu miết đầu ngón chân cái xuống, di chuyển cơ thể thật nhẹ nhàng, thoải mái thầy hiệu trưởng dặn như vậy. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là thật tự nhiên vì thế chỉ cần các bạn di chuyển theo cách các bạn cảm nhận là được. Khi nhạc chuyển sang nhịp 3 hai tay phải dang rộng hơn nữa theo nhịp 3, chân cũng phải điều chỉnh nhanh hoặc chậm tùy theo nhạc, động tác vung tay lên và hạ tay xuống giống như nhạc trưởng có tận 6 nhịp. Nhịp 4 mới chỉ có 4 động tác, hạ 2 tay xuống xoay một vòng, vòng sang bên, đưa lên trên. Nhịp 5 sẽ là hạ tay xuống xoay 1 vòng đưa tay ra trước, mở sang hai bên, đưa lên trên. Nhịp 6 sẽ là hạ tay xuống xoay một vòng, đưa ra trước xoay 1 vòng trước ngực, mở sang hai bên, đưa lên trên. Vì vậy nhịp càng thay đổi thì các động tác càng khó. Ấy thế mà thỉnh thoảng thầy hiệu trưởng còn hô “ nhạc chuẩn bị đổi này, nhưng các em không được đổi ngay nhé”, chẳng hạn khi từ nhịp đôi bỗng chuyển sang nhịp 3 tai nghe là nhịp 3 nhưng chân vẫn phải di chuyển theo nhịp đôi, việc này không hề đơn giản, nhưng theo thầy hiệu trưởng làm như thế học sinh sẽ rèn luyện được khả năng tập trung cũng như ý chí bản thân…”
Cách tiếp cận độc đáo dễ học âm nhạc này làm cho tiết học nhạc trở nên sống động cho mọi lứa tuổi, là một thực hành đa diện, phức tạp, phong phú, khuyến khích mỗi đứa trẻ trải nghiệm nó theo cách riêng của mình, với tư cách cá nhân. Mỗi người tham gia có thể định nghĩa nó theo cách khác nhau, thông qua lăng kính kinh nghiệm của chính người học.
Khái niệm trung tâm trong phương pháp Dalcroze là mối quan hệ giữa âm nhạc và chuyển động của cơ thể. Một khái niệm trung tâm khác của phương pháp này là sự ứng biến, học sinh được khuyến khích ứng biến dựa trên kiến thức trực quan của họ về nhịp điệu. Nhịp điệu là trò chơi giúp cho tâm hồn vận động.
Ngẫu hứng của Dalcroze cũng là một yếu tố được đánh giá cao. Ngẫu hứng được cho là tập hợp tất cả các yếu tố của sự hiểu biết và trải nghiệm âm nhạc của một đứa trẻ vì nó có bản chất của trò chơi thời thơ ấu giúp chúng tương tác và hiểu được các yếu tố phức tạp của âm nhạc như nhịp điệu, cao độ và giai điệu mà không cần phải đọc bản nhạc.
Như câu chuyện có thật từ tác giả Tetsuko kể trong cuốn Totto Chan, các bạn và cô bé Totto Chan được tự do nhảy múa theo nhịp điệu mình ngẫu hứng sáng tạo, có thể kết đôi, kết ba nhưng cần đúng nhịp 33 hay nhịp 23… Theo cách dạy này trẻ em sẽ thuộc cao độ và nhịp điệu mà không cần phải đọc bản nhạc, và được thể hiện bản thân một cách cá nhân hóa nhất.
Sự khác biệt của phương pháp Dalcroze và các phương pháp khác
Vì Jaques – Dalcroze thực sự không thích cách tiếp cận của mình được coi là một phương pháp, nên không có giáo trình cụ thể, các giáo viên phát triển được dạy các nguyên tắc và kỹ thuật do Dalcroze sáng tạo, sau đó trong quá trình hướng dẫn họ tự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của học sinh.
Việc thiếu cấu trúc cụ thể và chú trọng vào thể chất này đã giúp Dalcroze khác biệt với các phương pháp âm nhạc phổ biến khác. Tính ngẫu hứng cũng là một nét khác biệt, kích thích trẻ thích chơi với âm nhạc hơn so với các phương pháp âm nhạc đương đại.
Có nên cho con học nhạc theo phương pháp Dalcroze?
Nếu bạn tin rằng con bạn sẽ được hưởng lợi từ cách giáo dục âm nhạc nhấn mạnh vào thể chất và khả năng ứng biến thì hãy tìm một Trường nhạc có ứng dụng phương pháp này vào giáo trình dạy học của họ. Tại Việt Nam gần như không có giáo viên được đào tạo trực tiếp từ viện Dalcroze ở Thụy Sĩ hay Mỹ, nhưng cũng có một số Trường nhạc lớn giáo viên được tạo điều kiện training bởi các giảng viên được mời từ nước ngoài như Trường nhạc Việt Thương Music, đã từng mời chuyên gia Singapore về đào tạo cho hệ thống giáo viên các phương pháp âm nhạc tích cực để tiếp cận trẻ vào năm 2019. Điều này chứng tỏ để có thể cho trẻ học nhạc, tìm thấy trí thông minh âm nhạc trong mỗi chương trình học theo Dalcroze là không khó.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 6715