Fender Timeline – Sự sống nảy mầm từ những gian khổ hy sinh

Trong quá trình phát triển hơn 70 năm của mình, Fender từng ở trên đỉnh vinh quang và cũng đã từng ở vào đáy của sự tan vỡ và tuyệt vọng. Nhưng sức sống mãnh liệt của những gì thuộc về đẳng cấp không bao giờ lụi tàn, sự sống lại nảy mầm từ những gian khổ hy sinh.

Clarence Leonidas Fender

1909 – Ngày 10 tháng 8, Clarence Leonidas Fender chào đời ở Anaheim, California. 

1928 – Leo tốt nghiệp Trung học và điều hành một đài phát thanh nghiệp dư, đồng thời bắt đầu làm bộ khuếch đại hệ thống truyền thông công cộng. 

1938 – Leo mở cửa hàng đầu tiên của mình tên là Fender’s Repair Service, cung cấp hệ thống PA và sản xuất nhạc cụ tại nhà. 

1946 – Leo đổi tên doanh nghiệp của mình thành Công ty dụng cụ Điện Fender. Ông cũng chuyển nhượng cửa hàng phát thanh cho Dale Hyatt, để tập trung vào việc chế tạo nhạc cụ. Đến năm 1949, Fender guitars và Fender amps đã có vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp âm nhạc. 

1950 – Vào mùa xuân của năm này, Fender Electric Instruments Company đã giới thiệu một cây đàn guitar điện body đặc, pickup đơn và kép. Nó được đặt tên là Esquire, khoảng 50 chiếc đần đầu tiên được giới thiệu, mặc dù trước khi bắt đầu sản xuất những cây đàn được chỉnh laijt hiết kế với phần cần đàn có thể điều chỉnh và được đổi tên thành Broadcaster. Nhưng một năm sau, nó lại được đổi thành Telecaster, do trùng tên với Gretch Broadkaster Drum.

1951 – Leo đóng cửa cửa hàng sửa chữa, tập trung hoàn toàn vào việc chế tạo guitar điện. Đến cuối năm 1951, Fender ra mắt model guitar bass đầu tiên – Precision bass, cho đến nay nó vẫn là một trong những dòng đàn phổ biến nhất của hãng này. Và khi có đàn, Leo cần một amply để kết hợp với nó, vậy là bộ khuếch đại Bassman ra đời. 

1954 – Đây là năm mà series Stratocaster được giới thiệu. Cây đàn phổ biến nhất trên thế giới, cả về bản chính và những bản sao chép. 

1956 – Dưới đây là hình ảnh bằng sáng chế của Stratocaster, được sử dụng để quảng cáo các tính năng mới được reup của dòng đàn này. 

Kể từ khi phát hành vào năm 1954, phần vỏ đàn đã có nhiều thay đổi được thực hiện theo từng năm. Bao gồm số lượng đường viền khác nhau trên thân, vật liệu sử dụng cho các núm điều khiển, thanh chắn, chốt khóa dây đàn, vị trí đặt số series…

1959 – Quy mô sản xuất được mở rộng, Fender có hơn 100 nhân viên trong bộ máy của mình. 

1960 – Fender Jazz Bass ra mắt người dùng. 

1964 – Fender bắt đầu sản xuất guitar acoustic, tại thời điểm này Fender có hơn 600 nhân viên, trong đó 500 nhân viên trong lĩnh vực sản xuất. Lúc này Leo đã 55 tuổi, có khá nhiều vấn đề về sức khỏe, ông đề nghị bán Fender cho Electric Instruments cho người điều hành Fender Sales, Donald Randall với giá 1,5 triệu USD. 

Randoll không có đủ nguồn lực để tự mình mua lại toàn bộ Fender nên đã tìm một người mua khác. Vào tháng 8/1964 Mustang được giới thiệu với Leo. 

1965 – Vào ngày 5/1/1965. Fender hoàn tất thủ tục đổi chủ sang một công ty con của CBS ( Columbia Broadcasting Systems) có tên là Columbia Records Distribution Corp. Với giá 13 triệu đô la. CBS bắt đầu thực hiện các thay đổi gần như ngay lập tức. 

1966 – Forest White bị giáng chức từ Phó chủ tịch xuống nhà máy sau khi CBS tiếp quản Fender. Chưa đầy hai năm sau, Forest bỏ việc vì có tranh chấp về chất lượng của một bộ amply mà CBS dự định đưa ra thị trường. 

1969 – Donald Randall, phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của CBS cũng rời công ty. Sự ra đi của ông liên quan đến vấn đề nội bộ của công ty, và những lo lắng về chất lượng. Nhiều nhân viên lâu năm cảm thấy chất lượng sản phẩm đã bị tụt lùi sau khi CBS tiếp quản Fender. 

1975 – Giai đoạn này chúng tôi bổ sung bằng một trích đoạn từ bài báo “ Fender ‘Guitarchive’ Article THE STRATOCASTER IN THE 1970S, PART II”

“ Thật lạ lùng, từ đầu năm 1975 Stratocaster trở thành nhạc cụ phổ biến nhất, ngày càng nhiều nghệ sĩ chơi chúng và mua chúng, nhưng những sản phẩm mới gần như không tốt bằng thế hệ cũ. Nhiều nhạc cụ vừa vặn để dùng nhưng rất ít nhạc cụ đỉnh cao. Fender sản xuất Stratocaster không đủ nhanh vào giữa những năm 70, đây là vấn đề trong quá trình gấp rút sản xuất ngày càng nhiều dưới sự quản lý của tập đoàn CBS. Nhiều phần bị cắt gọt, và các quyết định thiết kế thiếu sáng suốt được đưa ra… “

1977 – “ Đó là một cỗ máy kinh doanh”

Đây là một chiếc Stratocaster hoàn thiện tự nhiên, có màu đen, là điển hình của thời đại đó. 

1980 – Thiết kế phần đầu đàn lớn hơn do CBS giới thiệu bị loại bỏ, phần đầu đàn nhỏ như thiết kế những năm 50-60 trở lại. Cùng năm, Leo Fender và George Fullerton ( một nhân viên lâu năm của Fender) thành lập G&L guitar ( George & Leo). 

Trong đầu những năm 80, CBS cũng đã tuyển dụng ba giám đốc điều hành hng đầu từ Yamaha Musical Instruments. John McLaren, William Schultz và Dan Smith. Trong The Fender Book, Tony Bacon và Paul Day, trích dẫn Smith: 

“ Chúng tôi được tuyển dụng để đánh bật danh tiếng của Fender, để có thể kiếm tiền trở lại vì CBS bắt đầu thua lỗ. Thời điểm đó nhiều người không thích Fender. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi biết nó tồi tệ thế nào. Chúng tôi cho rằng họ có thể tạo ra Stratocaster và Telecaster theo cách mà họ đã từng, nhưng chúng tôi đã nhầm. Rất nhiều thứ đã thay đổi trong nhà máy” – Dan Smith. 

1982 – William Schultz đã đóng cửa việc sản xuất guitar Fender tại Hoa Kỳ. Tập trung vào việc phát hành các phiên bản trước đó của CBS. 

1983 – Squiers Nhật Bản có mặt tại thị trường Hoa Kỳ. 

1985 – Vào ngày 5 tháng 3, CBS bán Fender cho nhóm quản lý do William Schultz điều hành với giá 12,5 triệu đô la. Tên công ty được đổi thành Fender Musical Instruments Corporation. Tuy nhiên việc mua bán này không bao gồm nhiều bằng sáng chế máy móc, cũng như cơ sở Fullerton được bán riêng lẻ. Kết quả là không có hoạt động sản xuất nào được diễn ra tại Hoa Kỳ. Chỉ có các sản phẩm từ Nhật xuất hiện trong danh mục năm 1985. Tại thời điểm này, sau khi bán Fender Musical Instruments Corp nợ khoảng 11 triệu USD. 

William Schultz

Giám đốc điều hành ở thời điểm hiện tại của Fender, William Schultz từng là chủ tịch của công ty trong những năm cuối cùng dưới thời CBS, vào đầu những năm 1980. Ông và một nhóm nhỏ các nhà đầu tư đã mua Fender CBS vào năm 1985, từ đó thiết kế nên công ty Fender hiện đại. 

1987 – Hai năm sau khi ngừng sản xuất tại Hoa Kỳ, Fender mở cửa hàng tại Corona California. Cùng năm này, American Standard Strat được phát hành. 

1988 – Eric Clapton và Yngwie Malmsteen một loạt các phiên bản nghệ sĩ được phát hành. Eric Clapton quảng cáo cho Strat thế hệ đầu mang ảnh hưởng của ông. 

1991 – Fender chuyển trụ sở chính từ Corona đến Arizona. Thời điểm này có thể thấy cơ sở của họ trên toàn cầu, bao gồm Mỹ, Mexico, Nhật, Pháp, Hàn, Trung, Anh và Đức. 

Leo Fender qua đời vào một ngày mưa tháng 3 năm 1991, xưởng guitar riêng của ông, G&L vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. 

1995 – Fender mua lại Guild Guitar

1996 – Sản lượng guitar Fender ước tính khoảng 50.000 cây mỗi năm. Công ty tại thời điểm này trị giá khoảng 250 triệu USD. 

1998 – Cơ sở mới hiện đại, rộng 177.000 food được xây dựng ở Corona California. Lúc này, họ có thể sản xuất 350 cây guitar mỗi ngày. 

2004 – Phiên bản kỷ niệm 50 năm được phát hành, sao chép thiết kế ban đầu của năm 1954. 

2005 – William Schultz nghỉ hưu. 

2007 – Những cái tên Leo Fender, Donald Randall, William Schultz được đưa vào Đại sảnh Fender vì những đóng góp của họ. 

2014 – Fender bán Guid

….. 

Khi William Schultz tiếp quản lại Fender, một lần nữa thương hiệu này cải tổ, tái hiện các sản phẩm ở thời kỳ hoàng kim từ hình dáng đến chất lượng. Danh tiếng và sắc vóc vốn phải thuộc về Fender được xây đắp lên như nó xứng đáng. Và ngày nay, trên toàn cầu, mỗi sản phẩm mang tên Fender đều được người dùng săn đón, trở thành một trong những cái tên trên bảng vàng của làng guitar.

 

Call Now Button