Những điều chưa biết về bộ máy cơ của đàn piano

Âm thanh và độ bền của một cây đàn piano phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy cơ. Nếu không phải là dân chuyên bán piano hoặc là thợ sửa chữa, căn chỉnh piano chắc chắn bạn sẽ không hiểu rõ về nó. Dưới đây là tất cả những thông tin về bộ phận piano quan trọng này được chúng tôi tóm tắt các chi tiết cần thiết nhất cho bạn đọc.

Bộ máy cơ piano là gì?

Cơ chế của đàn piano khiến búa đập vào dây khi nhấn phím được gọi là “Bộ máy cơ (action)”. Nó được thiết kế vận hành một cách chính xác các chuyển động lặp lại của phím đàn tạo nên các sắc  thái âm thanh khác nhau. Tức là người chơi có thể nhấn phím lần thứ hai để tạo ra âm thanh ngay khi ở lần nhấn phím thứ nhất búa chưa về đến vị trí nghỉ. Cơ chế lặp lại này được Sébastien Érard người Pháp phát minh ra vào thế kỷ 19. 

Bộ máy này được tạo nên bởi những chất liệu như gỗ, nỉ, vải, da  bao gồm hơn 9.000 thành phần riêng biệt để có thể đáp ứng chính xác mệnh lệnh của người chơi. Nhờ sự thiết kế phức tạp này mà phím có thể được phát tối đa 15 lần mỗi giây. 

Bộ máy cơ ngoài việc cho phép phát ra âm thanh liên tục, còn cho phép ngắt âm lập tức khi ngón tay rời khỏi phím đàn, búa đàn lập tức rơi về trạng thái nghỉ, bộ giảm chấn thực hiện nhiệm vụ chặn đứng sự rung động của dây đàn làm tiếng piano ngắt lập tức. 

Tất cả những hoạt động này làm cho bộ máy đàn có thể giúp người chơi tạo ra nhiều sắc thái âm thanh, mang đến những bản nhạc chứa đầy cảm xúc. 

Bộ máy cơ piano – Sự sáng tạo kỳ diệu

Trong một cơ chế hoạt động của phím grand piano điển hình, hàng nghìn bộ phận được thiết kế và lắp ráp lại với nhau trong phạm vi rất hẹp, chẳng hạn, một cái búa sẽ gõ vào dây nhiều lần nếu nó không được hỗ trợ bởi thành phần backcheck. Phím đàn sẽ không đi lặp lại nếu lò xo đòn của đòn bẩy không có đủ lực. Một nốt nhạc có thể bị câm, tịt, hoặc yếu đi khi các bộ phận chặn dây (damper) không chắc chắn và chặn đều trên dây đàn.

Như bạn có thể thấy, mỗi bộ phận nhỏ bé này có những chức năng thực hiện riêng với thời gian và các chuyển động cụ thể trong bàn phím, việc hoạt động sớm hoặc muộn, ít hoặc nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động chung. 

Việc lắp ráp các thành phần của bộ máy cũng quan trọng không kém, đó là sự kết hợp đa dạng của vật liệu, gỗ, nhôm, thép, sắt, đồng, chì và một số loại nỉ len. Những vật liệu khác nhau này có thể giãn nở hay co lại với độ ẩm và nhiệt độ với các tỷ lệ khác nhau. Một phím có thể có tới 50 thành phần riêng lẻ và mỗi bộ phận này phải được thiết kế để hoạt động cùng với các bộ phận khác theo quy định.

Ngày nay phần lớn bộ máy cơ được điều chỉnh để có thể sẵn sàng hoạt động từ nhà máy, nhưng trong quá trình sử dụng các chi tiết này có thể bị  lão hóa do tần suất hoạt động, do thời gian, do va đập… cần thiết phải điều chỉnh lại. Lúc này một bác sĩ piano là cần thiết. Chi phí cho một lần bảo dưỡng bộ máy cơ sẽ khoảng 2 triệu đồng, tuy nhiên có nhiều nơi quảng cáo giá chỉ 500.000đ nhưng bạn nên nhớ chân lý “tiền nào của đó” luôn luôn đúng ở đây. Vì đối với bộ máy 9000 chi tiết chúng ta không phải dân chuyên không thể biết được chi tiết nào cần vệ sinh, chi tiết nào cần thay trong khi chúng cần được kiểm tra đồng bộ, vậy nên một mức giá rẻ là không thể có. 

Mọi thông tin chi tiết bạn có thể trực tiếp đến các showroom của chúng tôi để tham khảo và trải nghiệm. 

 

Call Now Button