Kiến thức cơ bản về tính định hướng của microphone

Khi bạn mua mic thu âm, bạn sẽ gặp 3 loại: Cardioid, Omnidirectional và Figure-8. Và bạn sẽ thắc mắc: chúng có nghĩa là gì, chúng có quan trọng đến việc lựa chọn Micro của bạn hay không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về tính định hướng của Micro, hi vọng sẽ giúp các bạn trả lời được những câu hỏi trên.

Định nghĩa

Tính định hướng của micro là không gian 3 chiều bao quanh capsule nơi mà micro trở nên nhạy nhất với âm thanh. Ba loại định hướng cơ bản của Micro bao gồm: 

  • Omnidirectional (đa hướng)
  • Figure-8 (hình số 8)
  • Cardioid

Đây là sơ đồ cho thấy hình ảnh của những loại này:

Bạn có thể thấy…

  • Mic 1 có mô hình đa hướng – toàn bộ vùng màu đỏ đều nhạy cảm đối với âm thanh.
  • Mic 2 có hình số 8 – hai vùng màu xanh ở mặt trước và mặt sau rất nhạy, trong khi các vùng bên cạnh không nhạy.
  • Mic 3 loại cardioid  – vùng màu xanh lá cây phía trước mic nhạy nhất, các vùng cạnh bên ít nhạy hơn và phía sau không nhạy.

Ngoài 3 loại cơ bản trên, bạn có thể cũng gặp một số biến thể như

  • Supercardioid – giống như cardioid, nhưng hẹp hơn, với một bulb hướng nhỏ tạo độ nhạy ở phía sau.
  • Hypercardioid – giống như supercardioid, nhưng vẫn hẹp và có một bulb hướng lớn hơn ở phía sau.

Bên cạnh đó cũng có một số loại micro, được gọi là mics đa định hướng, cho phép bạn có thể chuyển đổi giữa các định hướng khác nhau khi cần. 

Đặc điểm của các loại định hướng micro

Mic đa hướng (Omnidirectional Mics)

Ban đầu loại micro này được gọi là “pressure microphones“. Lớp màng thu của chúng sẽ nhận tín hiệu âm thanh tại một điểm duy nhất trong không gian. Bởi vì chúng không có định hướng cụ thể nên chúng có thể thu được tín hiệu âm thanh từ mọi hướng. 

Mic hình số 8 (Figure-8 Mics)

Là loại micro có màng thu kém nhạy với tín hiệu âm thanh ở 2 bên. Điều này có nghĩa là chúng rất nhạy với âm thanh từ phía trước và phía sau, nhưng gần như không tiếp nhận âm thanh từ hai bên.

Cardioid Mics

Micro Cardioid là dạng kết hợp tín hiệu giữa micro Omni và micro Figure-8. Sự kết hợp này mang đến: 

  • Ở phía trước – các tín hiệu dương kết hợp với nhau và mạnh gấp 2 lần.
  • Ở hai bên – tín hiệu từ omni vẫn giữ nguyên.
  • Ở phía sau – tín hiệu âm của hình số 8 sẽ loại bỏ tín hiệu dương của omni.

Kết quả là micro Cardioid có thể thu được tín hiệu âm thanh từ phía trước và 2 bên, đặc biệt nhạy với âm thanh từ phía trước, còn tín hiệu âm thanh từ phía sau thì rất yếu. 

Supercardioid / Hypercardioid

Nhiều loại Micro Cardioid được thiết kế để có thể thu được tín hiệu ở nhiều hướng khác nhau bằng cách thêm tín hiệu của Micro Figure-8 và bớt đi tín hiệu của Micro Omni. Điều này sẽ tạo nên 1 bulb nhỏ ở phía sau. Những loại micro này được gọi là supercardioid, phiên bản hẹp hơn được gọi là hypercardioid.

Hình ảnh dưới đây cách hoạt động của nó bằng cách kết hợp 1 phần omni với 2 phần hình số 8:

Mic đa định hướng

Thay sử dụng những chiếc Micro riêng biệt cho mỗi công việc, nhiều nhà sản xuất đã đưa ra một ý tưởng khéo léo để tăng tính linh hoạt trong định hướng thu âm của một chiếc micro bằng cách thay đổi tín hiệu của hai capsule cardioid trên cùng 1 Micro, họ có thể tạo ra bất kỳ định hướng nào trên chiếc micro đó. 

Ví dụ:

  • Kết hợp cả hai tín hiệu cardioid, bạn sẽ có được một micro đa hướng. 
  • Kết hợp cả hai nhưng đảo ngược cực tính của một cái, bạn sẽ có được micro Figure-8.
  • Tắt một cái và sử dụng cái còn lại, bạn sẽ có được micro Cardioid.

Khi nào bạn nên sử dụng Cardioids

Ưu điểm nổi bật của micro Cardioid là ghi lại âm thanh ở nơi mà bạn định hướng, và bỏ qua âm thanh từ những hướng khác. Đó là lý do tại sao nó trở thành sự lựa chọn chuẩn cho mic thu âm giọng hát. 

Ngoài ra, Micro Cardioids còn được sử dụng trong các trường hợp như:

  • Đặt mic gần một bộ trống: Khi nhiều loại nhạc cụ rất gần nhau, việc thu được âm thanh của 1 loại nhạc cụ dường như là không thể. Nhưng điều đó lại có thể thực hiện được với các micro cardioid được đặt ở đúng vị trí.
  • Biểu diễn live: Trên sân khấu, khi âm thanh đổ dồn về phía bạn từ mọi hướng, các mic cardioid là sự lựa chọn tuyệt vời để duy trì âm thanh biệt lập và ngăn chặn sự phản hồi.
  • Các phòng chưa được xử lí: Trong các phòng có âm học kém, việc đặt micro cardioid gần có thể giảm thiểu âm thanh phản xạ.

Micro Cardioid có thể lý tưởng trong hầu hết các trường hợp nhưng cũng có một vài nhược điểm như: 

  • Với hầu hết các micro cardioid, bạn sẽ thấy độ nhạy tần số cao giảm khi âm thanh di chuyển micro ra xa nguồn âm thanh. Điều này thường xảy ra với các ca sĩ thiếu kinh nghiệm, chưa nhận thức được về sự chuyển động của đầu.
  • Hiệu ứng lân cận: tần số âm trầm có thể tăng lên khi đặt mic quá gần. Điều này cũng dễ xảy ra với ca sĩ thiếu kinh nghiệm. 

Các loại Micro Supercardioid và Hypercardioid là lựa chọn lý tưởng dành cho các nhà làm phim, tuy nhiên với các phòng thu âm thì loại micro này rất hiếm khi xuất hiện. 

Khi nào nên sử dụng Micro Omni

Sau khi xuất hiện micro Cardioid thì micro Omni trở nên ít phổ biến hơn. Tuy vậy, loại micro này vẫn đặc biệt phù hợp trong những trường hợp như: 

  • Ghi lại các âm thanh trong 1 căn phòng 
  • Ghi một nguồn âm thanh rộng: chẳng hạn như dàn nhạc, hợp xướng hoặc đại dương cầm.
  • Thu âm một mục tiêu đang di chuyển: chẳng hạn như một người chơi guitar acoustic không thể có thể ngồi yên.
  • Thu âm Stereo

So với mic cardioid, mics đa hướng có các ưu điểm sau:

  • Hạn chế hiệu ứng lân cận
  • Giảm tiếng ồn do micro tạo ra
  • Một dải tần số thường kéo dài quãng tám đầy đủ thấp hơn
  • Thu được tín hiệu khi đặt xa nguồn âm thanh tốt hơn, đặc biệt là với loại micro có màng nhỏ.

Khi nào nên sử dụng micro Figure-8

Micro Figure-8 được dùng để thu âm khi có 2 ca sĩ song ca. Tuy vậy, trường hợp này ít khi xảy ra. Người ta thường sử dụng micro Figue-8 trong những trường hợp như:

  • Thu âm Stereo
  • Sử dụng trong micro Ribbon
  • Để cách ly tối đa các âm thanh ngoài trục

Để thu âm Stereo, các micro Figue-8 được yêu cầu để thực hiện cả hai kỹ thuật Stereo là Blumlein Pair và Mid / Side.

Với mic ruy băng, cấu trúc vật lý của thiết kế thường theo định hướng Fugure-8. Vì vậy, kiểu định hướng này gần như là mặc định đối với các micro Ribbon.

Khi các loại nhạc cụ đặt gần nhau, micro Figue-8 là sự lựa chọn lý tưởng bởi chúng có thể loại bỏ hoàn toàn âm thanh từ hai bên. Nhìn chung, với định hướng theo hình số 8, loại micro này có thể cách ly âm thanh tốt hơn so với các định hướng khác. Một mẹo phổ biến là bạn có thể đặt 1 bộ hấp thụ âm thanh ở phía sau của micro để chặn những tiếng ổn không mong muốn. 

Trên đây là những chia sẻ về các định hướng thu âm của Micro. Để lựa chọn loại định hướng phù hợp cho một loại nhạc cụ hay phương pháp thu âm nào đó, đôi khi bạn cần phải thử nghiệm chúng với từng loại micro khác nhau, trong các phòng khác nhau và cảm nhận sự khác biệt. Từ đó, bạn sẽ đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho mình. Chúc các bạn thành công.

Call Now Button